in Phương pháp

Khi nào cho bé đi học thì phù hợp?

Mầm non Tinkerbell – khi nào cho bé đi học?

Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu trong việc lựa chọn thời điểm cho con mình đi nhà trẻ. Với những gia đình bố mẹ bận đi làm, nhà lại không có ông bà nội, ngoại thì việc cho con đi nhà trẻ sớm lại càng là vấn đề bức thiết.
Việc lựa chọn thời điểm quan trọng này phụ thuộc chủ yếu vào việc bé của bạn đã sẵn sàng hay chưa.Theo GS.TS Nguyễn Thu Nhạn,  trẻ từ 3 tuổi trở lên mới nên đi nhà trẻ để giao lưu, học hỏi. Vấn đề gửi trẻ ở lứa tuổi nào không quan trọng bằng việc gửi cho ai? Nói như vậy để thấy rằng, vai trò của người giữ trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi rất quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này bị rất nhiều tác động bên ngoài đe dọa đến tính mạng.

Bé gặp vấn đề gì khi đi học?


Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy cao nhất trong các loại bệnh ở trẻ em. Đồng thời tỷ lệ tử vong cũng cao nhất. Các cô giáo phải có những kiến thức y tế cơ bản. Cũng như biết cách xử lý ban đầu cho trẻ. Nếu trẻ bị sốt, khó thở, cô giáo cần phải biết đếm thở để biết được khi nào cần phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu? Ngoài ra, khi cho trẻ ăn, cô giáo cũng cần phải có kỹ năng và kiến thức về y tế.
Một vấn đề rất đáng lưu tâm nữa là vấn đề dinh dưỡng. Trẻ 4 tháng ăn đồ ăn của trẻ 7 tháng có thể bị tiêu chảy vì trẻ không hấp thụ được. Vì vậy, cô giáo cũng phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nói chung, trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ thì chủ yếu là được chăm sóc chứ không phải dạy chữ.

Môi trường học như nào thì tốt?


Nếu điều kiện gia đình không cho phép, bắt buộc bạn phải cho bé đi nhà trẻ trước 3 tuổi, thì việc quan trọng nhất là tìm được cho con một trường thật tốt. Một ngôi trường có trang thiết bị đầy đủ, giáo viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm là lựa chọn tuyệt vời. Hiện nay có khá nhiều trường mầm non nhận trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Các bé được xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với từng bé. Lớp học được gắn camera để bố mẹ có thể yên tâm quan sát con mình từ xa.

Tại môi trường đó trẻ sẽ được chăm sóc và học tập. Việc học tập diễn ra qua các hoạt động, trò chơi hàng ngày. Nhờ đó bé sẽ làm quen với các thói quen, kĩ năng tốt. Tùy theo trẻ mà cha mẹ có thể đăng kí cho bé học các môn năng khiếu.


Làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng?

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, tiếp xúc với môi trường mới, bạn cần xác định một số điều sau:
• Bé có chịu rời bạn trong một lúc không?
• Bé có quá nhút nhát không?
• Ngoại trừ những người thân trong gia đình, bé có dám nói chuyện với những người khác không hay phải có mẹ kế bên để trả lời giùm bé mọi thứ?
• Bé có thích chơi với những trẻ con khác khi bạn cho bé đi chơi bên ngoài không?

Sau khi xác định được những câu hỏi trên, bạn sẽ quyết định được là con mình đã sẵn sàng để đi học mầm non hay không. Nếu bạn cho rằng trường mầm non là nơi có thể an tâm để gửi bé trong suốt thời gian bạn đi làm và bé có thể quen dần với môi trường này, thì bạn nên bắt đầu cho bé đi học.

Giúp bé thích nghi với môi trường mới

Có thể ban đầu khi bé chưa quen, bạn nên ở bên con một lúc tại trường. Chẳng hạn như lúc nào tiện đường, bạn có thể tạt qua chơi với bé. Không nên dành nguyên mấy ngày đầu túc trực tại trường bên bé. Bé sẽ càng làm bé quấn mẹ và khó hòa nhập với cô và các bạn xung quanh. Bạn cho bé biết bạn sẽ ở trường bao lâu và chỉ ở lại chừng đó thời gian. Đừng vì thấy bé khóc mà bạn mủi lòng.
Trong lúc ở lại trường bé, bạn chỉ nên đứng quan sát. Tránh tham gia cùng khi cô giáo có những hoạt động dành riêng cho bé và các bạn khác. Bạn chỉ nên dành cho bé ánh mắt khích lệ, động viên và để tự bé chơi với các bạn khác. Ngay cả khi bé muốn bạn hỗ trợ bé trong các trò chơi, bạn hãy cố gắng vờ như không biết để tự bé hòa nhập.
Đừng để bé ngại tiếp xúc với các bé khác hay cô giáo. Nếu bé cứ đến và hỏi bạn hay nhờ bạn giúp, bạn cứ hướng bé qua hỏi cô bảo mẫu. Chẳng hạn như, khi bé muốn đi rửa tay, hay muốn đi vệ sinh và chạy lại hỏi bạn, bạn cứ giả vờ tỏ ra không biết và chỉ cho bé ra hỏi cô giáo hay bạn khác trong lớp.

Một vài lưu ý nhỏ

Tránh thời điểm bắt đầu cho bé đi mầm non trùng với việc bé mới có em. Bởi điều này có thể làm bé nghĩ em bé mới sinh là nguyên nhân đẩy bé ra khỏi nhà. Ngoài ra, điều này đồng nghĩa với những lo lắng rằng bé sẽ hết được cha mẹ yêu thương hoặc bị bỏ rơi.
Những ngày đầu bạn nen cho bé mang theo một đồ vật bé thích. Có thể là tấm chăn mà bé hay đắp hay con gấu bông mà bé vẫn ôm mỗi khi ngủ. Bé sẽ có cảm giác an tâm như lúc nào cũng có bạn ở bên. Hãy để những vật đáng yêu này ở những nơi mà bé dễ dàng tìm thấy trong lớp.

Lúc đầu, bạn có thể hỗ trợ bé chút ít trong việc kết bạn. Bởi bé thường mang tâm lý sợ sệt của một người mới đến một môi trường lạ lẫm. Bạn có thể nói chuyện trước với giáo viên của bé. Những cô giáo này làm quen với bé và giúp bé từ từ thân với các bạn khác trong lớp.
Sau vài ngày ở lại trường cùng bé, bạn nên cho bé hiểu rằng từ từ bé sẽ quen hơn. Bé không còn là một người mới nữa và các bạn sẽ chơi với bé khi không có mẹ bên cạnh.