MẦM NON ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HIGHSCOPE

Ở mầm non Tinkerbell, trẻ được phát triển cá nhân thông qua các bài vận động tinh – thô và chương trình ngoại khóa. Lớp cảm thụ âm nhạc giúp trẻ có những cảm nhận đầu tiên về âm nhạc. Trẻ không nhất thiết phải thuộc bài hát, nhưng sẽ có cảm nhận về âm nhạc một cách tự nhiên. Mĩ thuật, nghệ thuật cũng được chăm chút qua các tiết học. Tiếng Anh được học qua các bài hát, trò chơi vận động. Chương trình học với giáo viên nước ngoài giúp trẻ thêm tự tin, làm quen với tiếng Anh chính thống ngay từ ban đầu.

Cảm thụ âm nhạc

Học đàn Piano giúp chúng ta hiểu về các kiến thức liên quan đến piano. Hát nhạc dạy chúng ta kĩ thuật thanh nhạc. Còn Cảm thụ Âm nhạc dạy con người cách sử dụng âm nhạc làm phương tiện để khám phá cuộc sống xung quanh. cũng như thể hiện những cảm nhận về cuộc sống thông qua âm nhạc. Từ đó các kiến thức, kĩ năng âm nhạc được đưa vào rất tự nhiên, rất gần gũi và quay trở lại phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của con người. Cảm thụ âm nhạc cung cấp cho chúng ta những kĩ năng, kiến thức để chúng ta có thể dùng nhiều nguyên liệu khác tạo ra ngôi nhà âm nhạc cho riêng ta. Do vậy, nếu trẻ chưa hát được thì bạn ấy sẽ có cách khác để thể hiện những nhận định của mình về tác phẩm theo khả năng của mình.

Những bạn từ 0 – 6 tuổi học cảm thụ âm nhạc chủ yếu để kích thích trí não vì âm nhạc là thứ có khả năng cộng hưởng mạnh nhất đến các vùng não bộ so với các công cụ khác. Đây cũng là giai đoạn xây gốc vững chắc cho con cũng như bồi dưỡng niềm yêu thích nên bố mẹ không nên nóng vội và so sánh khả năng của con với các bạn đồng trang lứa. Không nên tạo áp lực cho con vì có thể điều đó sẽ gây ra sự chán ghét hoặc sợ hãi khi phải tiếp xúc với âm nhạc. Mời bố mẹ xem một giờ học cảm thụ âm nhạc ở trường:

Học tiếng Anh

Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, cách để các em học được tiếng Anh là bắt chước và nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều quan trọng là các em được trau dồi vốn tiếng Anh một cách tự nhiên, nghe và nói tiếng Anh như một phản xạ, thay vì bị “nhồi ép” những kiến thức phức tạp và những bài học nhiều chữ, ít tranh ảnh minh họa hấp dẫn.

Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày… Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục…
Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mẫu giáo, đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.

  • Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
  • Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
  • Về giao tiếp-ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
  • Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mêm học tập suốt đời.
  • Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học: việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.